Thời tiết thay đổi bất thường, ăn uống không khoa học, vệ sinh kém, khiến chúng ta dễ bị nhiệt miệng. Là một bệnh lý viêm loét niêm mạc miệng, bệnh nhiệt miệng nếu biết cách cũng dễ chữa.
Biểu hiện của Nhiệt Miệng.
Trong niêm mạc miệng có một hay nhiều đốm trắng, đốm trắng to dần hơi mọng nước, sau đó tạo thành vết loét. Những vết loét này làm chúng ta rất đau và khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật và giao tiếp. Nếu không chữa trị sẽ gây nên viêm vòm họng, còn vết loét tự lành thì sẽ tái lại sau đó.
Làm sao để không bị nhiệt miệng?
- Để không bị bệnh nhiệt miệng bạn không nên ăn những đồ ăn cay nóng và luôn giữ cho răng miệng sạch sẽ
Hạn chế đồ ăn cay đề phòng ngừa nhiệt miệng
- Hãy giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái tránh những căng thẳng mệt mỏi
- Bạn nên ăn rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Bạn nên áp dụng phương pháp nào để điều trị bệnh?
Ngày nay việc điều trị bệnh thường tập trung, áp dụng phương pháp Tây Y. Bạn sẽ nghĩ rằng dùng phương pháp Tây Y giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh, nhưng bạn không nghĩ đến điều trị Tây Y sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, sức khỏe, tạo điều kiện cho bệnh Nhiệt miệng tái lại trong thời gian ngắn.
Dùng phương pháp đông y để chữa nhiệt miệng
Bị Nhiệt miệng nên điều trị như thế nào?
Theo Đông Y, Nhiệt miệng là bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm. Phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng tâm, lương huyết. Bài thuốc là sự kết hợp tinh tế của các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y Học Cổ Truyền: Bạch chỉ, bạch phàn, cam thảo, cát cánh, đương quy, đinh hương, lá trầu không.. có tác dụng chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm lợi..
Tuy nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh trong giao tiếp, ăn uống, vệ sinh răng miệng. Vì vậy, ngoài sử dụng thuốc, bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chúc bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét